Thực phẩm dành cho bé ăn dặm
Bé ăn dặm là giai đoạn cần thiết trong quá trình hoàn thiện thể chất và trí tuệ của trẻ. Vậy đâu là nhóm thực phẩm cần thiết để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé? Bài viết xin mách cho mẹ các nhóm thực phẩm không thể thiếu này.
Nhóm cung cấp chất bột
Mẹ sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới để chuẩn bị bột cho bé. Mẹ không nên trộn lẫn nhiều gạo nếp, hạt sen, đậu xanh trong món bột vì chúng khá đặc và dễ gây cảm giác ngán, khó ăn, khó tiêu cho trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể đa dạng thực đơn ăn dặm như súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa, bánh mỳ nhúng sữa để trẻ hào hứng với bữa ăn, tránh để trẻ biếng ăn do phải ăn mãi một món.
Nhóm cung cấp chất đạm
Khi mới tập ăn dặm, mẹ nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, chất béo và dễ tiêu. Tới tháng thứ 7, mẹ có thể cho bé ăn thịt bò, cá, tôm, cua. Tới tháng thứ 8, trẻ cần ăn đa dạng hơn, không nên kiêng khem, chỉ cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trẻ trên 1 tuổi nên cho ăn trứng gà toàn phần, ăn hàng ngày nếu trẻ thích vì trứng là nguồn đạm động vật và chất béo ngon bổ rẻ, vì đa số trẻ nhỏ không có ván đề về cholesterol máu.
Nhóm cung cấp chất béo
Dầu mỡ vừa là nguồn cung cấp năng lượng vừa là dung môi giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A chống khô mắt, vitamin D chống còi xương… Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật với tỷ lệ tốt nhất là 1: 1 (khác với người trưởng thành là 2:1).
Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại dầu thực vật từ đậu nành, mè, ô-liu, riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn từ 1 – 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Bên cạnh đó, các loại mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi cũng là sự lựa chọn trong các bữa ăn của trẻ.
Đặc biệt mẹ nhớ bữa nào cũng cần phải bổ sung cho bé ăn dầu hoặc mỡ và phải đủ lượng: khi mới ăn dặm, mỗi bữa bé cần 2,5 ml dầu/mỡ, 8 tháng trở lên là 5ml, gần 1 tuổi là 7,5 – 10 ml/bữa theo nguyên tắc một bữa mỡ một bữa dầu.
Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin
Rau xanh, củ quả hầu như không cung cấp năng lượng, không nên cho quá nhiều vào bột của bé vì chúng sẽ làm cho độ đậm năng lượng thấp đi. Khi mới bắt đầu ăn, bé chỉ nên ăn 1 thìa, sau tăng lên 2 – 3 thìa là đủ. Nếu trẻ tóa bón có thể cho thêm nhưng không quá nhiều. Với trẻ thừa cân, béo phì cần tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng trong khẩu phần. Đặc biệt, mẹ không nên dùng nhiều loại rau xanh và củ quả trong 1 bữa bột khiến cho khối lượng bữa ăn quá lớn.
Các nguyên tắc chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ
- Giàu năng lượng, đạm, béo và vi chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, D, C và folate (có nhiều trong động vạt, hải sản và sữa).
- Sạch và an toàn: không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các vi sinh vật có hại, mẹ cố gắng tránh các loại thực phẩm có khả năng gây độc như thịt cóc, thịt cá nóc, nấm không rõ nguồn gốc.
- Thực phẩm không quá nóng, cay, mặn dễ ăn và tốt nhất là các loại trẻ thích.
- Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.
- Mẹ tránh chuẩn bị các bữa phụ có chứa nhiều đường (có thể làm hỏng răng của trẻ) và có giá trị dinh dưỡng thấp như nước gas, kẹo kem…
Và đặc biệt, khi chế biến, mẹ đừng quên khâu vệ sinh dụng cụ làm bếp và bát đĩa khi chuẩn bị thức ăn, bảo quản tốt thức ăn.
tã vải Kuties nhiều mẫu mã cho bạn lựa chọn:
Địa chỉ: 50 Kim Đồng, Hưng Bình, tp. Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0989.796.505 - 0942.995.969 - 0168.390.8668
Wed site drap chong tham : http://tavaikuties.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét